Nguồn gốc Kiếm Phổ bắt đầu từ Sở Quốc, Kiếm Sư nổi danh Phong Hồ Tử đã tiến hành đánh giá và xếp hạng tất cả bảo kiếm, đồng thời xếp chúng theo thứ tự thành một danh sách kiếm phổ. Trong đó 10 thanh kiếm đứng đầu danh sách được coi là Thập Đại Danh Kiếm.
Từ Phu Tử từng nói, trên kiếm phổ xếp hạng 10 danh kiếm đầu tiên đều có chỗ độc đáo, hạng cao thấp cũng không đại biểu phân chia mạnh yếu. Kiếm xếp hạng cùng kiếm tự thân và cùng trình độ của Kiếm chủ đều có liên quan, mà xếp hạng cũng không phải vĩnh viễn không thay đổi.
Ví dụ như Cự Khuyết, Cự khuyết ban đầu bởi vì quá to và nặng, trải qua nhiều năm vẫn chưa có người có thể phát huy được uy lực của nó, cho nên xếp hạng rơi xuống vị trí hơn 200, Nhưng từ khi rơi vào tay Thắng Thất thì lại tăng vọt lên vị trí thứ 11 chỉ sau 10 năm.
1. Thiên vấn
Bội kiếm của Tần Thuỷ Hoàng, Xếp hạng thứ nhất. Nguyên bản xuất từ Sở quốc, về sau đổi chủ thành của Tần Thủy Hoàng, cất giữ tại bên trong Hàm Dương cung, thiên hạ không có mấy người tận mắt thấy thanh kiếm này. Trong phim, Thiên Vấn mới duy nhất 1 lần được rút ra khỏi bao và cũng được xuất hiện trong trí nhớ của cậu nhóc Thiên Minh. Tên kiếm có ý nghĩa tự hỏi trời cao đệ nhất thiên địa. Sau khi Tần diệt Sở, Thiên Vấn được Lý Tư phái người tìm kiếm và mang về dâng lên cho Tần Thủy Hoàng. Đệ nhất danh kiếm về tay đệ nhất hoàng đế cũng là hợp ý trời.
2. Uyên Hồng.
Tung hoành gia Cái Nhiếp bội kiếm, xếp hạng thứ hai. Uyên Hồng tiền thân là Tàn Hồng, ý nói thanh kiếm dùng để giết Tần Thủy Hoàng. Được mẹ của Từ phu Tử rèn tặng Kinh Kha hành thích Tần Vương. Sau khi hành thích thất bại, Kinh Kha bị giết, Tàn Hồng rơi vào tay Tần Thủy Hoàng. Nhưng do Tàn Hồng sát khí quá mạnh. có thể gây hại cho chủ nhân nên đã được Tần Thủy Hoàng sai người đúc lại thành Uyên Hồng. Về sau lại tặng Uyên Hồng cho đệ nhất kiếm khách Cái Nhiếp bên cạnh.
3. Thái A.
Thái A đứng thứ 3 trong kiếm phổ, có khí thế của sao Ngưu, Đẩu. Đây là 1 trong3 thanh kiếm được đúc kiếm sư huyền thoại của Âu Dã Từ cùng người học trò Can Tương rèn cho Việt vương Câu Tiễn Diệt Ngô. Cả 3 thanh kiếm này đều nổi danh gắn liền với chiến tranh Ngô – Việt. Đời chủ tiếp theo của bảo kiếm là Sở Chiêu Vương. Tướng kiếm sư Phong Hồ Tử từng nói, chỉ có uy lực phát ra từ nội tâm mới có thể phát huy hết sức mạnh của kiếm này.
Thân kiếm tuyệt đẹp, sống kiếm chắc chắn, lưỡi kiếm vô cùng sắc bén, có thể chém sắt như chém bùn, chặt đá nhẹ như đâm xuống nước. Khi múa kiếm, kiếm khí tỏa ra khiến cho đối thủ hoa mắt chóng mặt, ngược lại vầng kiếm khí lại giúp làm tăng uy lực của người sử dụng kiếm. Trong phim, Thái A do trưởng môn nhân Nho Gia Phục Niệm nắm giữ.
Vị Trí thứ 4: Hiện tại vẫn chưa rõ, trong hoạt hình chưa từng được nhắc tới. Những thông tin khác đều là phỏng đoán. chưa được nhà sản xuất xác nhận nên mình sẽ không liệt kê tới.
5. Can Tương Mạc Tà
Can Tương, Mạc Tà là bội kiếm của đệ nhất cao thủ của nông gia Điền Tứ.
Can Tương kiếm cùng Mạc Tà kiếm là một đôi thư hùng song kiếm, “Can Tương” vì hùng, “Mạc Tà ” vì thư, do vợ chồng kiếm sư Can Tương, Mạc Tà tạo thành.
Theo đánh giá của Từ Phu Tử thì Can Tương, Mạc Tà trên nguyên bản là vợ chồng son. hai người đồng lòng đúc kiếm, kiếm phân cao thấp, trong Ngươi có Ta, trong Ta có Ngươi, Cương Nhu hòa hợp, đây là điểm phi phàm.
Nhưng hai thanh này lại được coi như Thí Quân Chi Kiếm (thanh kiếm giết vua). Tương truyền lúc đúc kiếm, hai người con gái đã dấn thân vào lô hỏa, lấy huyết tan kiếm. Sau khi đúc thành, cả người đúc kiếm và người ra lệnh đúc thanh kiếm là Sở Vương đều bị chết dưới cặp kiếm này. Đây cũng là cặp kiếm có sát khí nhiều nhất trong số thập đại danh kiếm.
6. Tuyết Tễ.
Ba trăm năm trước, Đạo gia bởi vì đối với “Đạo Lý” giải thích khác biệt, cho nên phân liệt thành Thiên Tông cùng Nhân Tông, đôi bên một mực tranh đấu không ngừng. Trọng tâm của Thiên Tông và Nhân Tông phân liệt là sự truyền xuống thanh trấn môn chi kiếm “Tuyết Tễ” của tổ sư. Từ đó song phương ước định mỗi 5 năm tỷ thí 1 lần, người thắng liền có thể chấp chưởng “Tuyết Tễ”.
Tuyết Tễ hiện tại trên phim do Tiêu Dao Tử, Đạo Gia Nhân Tông chưởng môn chấp chưởng, thực lực bất phàm, hành tung phiêu dật, thần long thấy đầu mà không thấy đuôi.
7.Thuỷ Hàn Kiếm.
Bội kiếm của Cao Tiệm Ly do Từ phu tử của Mặc gia chế tạo. Tên được lấy từ câu thơ của Cao Tiêm Ly dành cho Kinh Kha Phong Tiêu Tiêu Hề Dịch Thủy Hàn”. Kiếm như tên gọi, tính âm hàn, là thanh kiếm tương sinh tương khắc với Uyên Hồng. Hai thanh kiếm này nhất định là nước lửa không dung. Bình thường được Cao Tiệm Ly giấu tại bên trong nhạc khí.
Thủy Hàn Kiếm, Kiếm phong nhẹ nhàng linh mẫn, thân kiếm thon dài sắc bén, có thể phát ra hàn khí thậm chí kết băng, là một thanh danh kiếm đẹp mà thực dụng.
Mặc dù chỉ được xếp hạng thứ 7 trong kiếm phổ. Nhưng kiếm phổ xếp hạng cũng không phải theo mạnh yếu để phân chia, bởi vì mỗi một thanh kiếm đều có chỗ đặc biệt của riêng nó.
8.Không Rõ. Hiện tại vẫn chưa rõ, trong hoạt hình chưa từng được nhắc tới. Những thông tin khác đều là phỏng đoán, chưa được nhà sản xuất xác nhận nên mình sẽ không liệt kê tới.
9.Thu Ly: Xếp thứ 9 trong ”Thập đại danh kiếm ”. Kiếm này chứa đựng thâm lý của Đạo gia cùng sinh cơ vô tận của đất trời. Khi Trang Châu ngao du đã được thanh kiếm này đưa đường chỉ lối, từ đó trở thành người thủ hộ Thiên Tông Đạo gia. Tục truyền năm đó Ngô Việt cầu kiến kiếm sư Tiết Chúc vì Việt Vương mà cầu bảo kiếm, xứng đôi với danh kiếm Thuần Quân mà Âu Dã cất giữ, cầu mãi hai mươi nắm cuối cùng cũng có được một danh kiếm, ngày được bảo kiếm cũng là ngày Tiết chúc quy thiên. Từ đó truyền rằng thanh kiếm này kí thác linh hồn của Tiết Chúc
Tuyết Tễ mặc dù xếp thứ 6 trong ”Thập đại danh kiếm” hơn nữa còn là thanh kiếm trấn môn của 2 phái Thiên, Nhân. Nhưng nghe đồn Thu Ly mà Hiểu Mộng đang sở hữu có uy lực còn ở trên Tuyết Tễ. Triệu Cao cho rằng Thu Ly cùng danh kiếm xếp thứ 3 – Thái A nếu đem ra so sánh, vẫn là kém hơn một chút.
10. Lăng Hư: Do Trương Lương chấp chưởng. Thân kiếm thanh nhã, tú lệ với ánh bạc loá mắt không thể nhìn kỹ. Đặc sắc hẳn là tinh xảo ưu nhã, siêu phàm thoát tục, Cả thanh kiếm được khảm 18 viên ngọc đỏ. Tuy là vũ khí nhưng không vương một chút máu tanh, chỉ thấy thanh thoát như mây bay theo gió, quả là bảo kiếm hiếm có trong thiên hạ. Dụng kiếm mà trái tim trong sáng, tâm trí không chút tà niệm ắt chủ nhân phải là bậc cao nhân thông thiên hiểu địa. Lăng Hư vốn là bảo kiếm từ đời nhà Chu trải qua bao năm tháng chỉ có những bậc xuất thế kỳ tài mới có duyên sở hữu.