Vật Lý Tính Toán Sức Mạnh Cú Đấm Của Saitama – One Punch Man

Như Các bạn đã biết cú đấm của Saitama trong One-Punch Man rất mạnh.mọi người đều biết điều đó nhưng các bạn có biết cú đấm của Saitama chứa bao nhiêu năng lượng, nếu đem so sánh với bom nguyên tử thì sao? Trong bài viết này tôi sẽ cân đo đong đếm sức mạnh của Saitama (One Punch Man) theo vật lý học.


1.SAITAMA VS THIÊN THẠCH

Lưu ý: Tính Toán của mình không hoàn toàn chính xác 100% và chỉ là phỏng đoán.

Trong tập 7, Saitama đã phá hủy thiên thạch rơi xuống thành phố Z, nếu va chạm có thể phá hủy hoàn toàn thành phố và những thành phố lân cận cũng bị ảnh hưởng.

Thành Phố Z – Z City

Hình ảnh thành phố Z thật sự là rất lớn, diện tích có thể bằng cả nước Mỹ. Trong Anime khối thiên thạch này là một mối đe dọa cấp độ 9 theo thang đo Torino, có thể phá hủy toàn bộ thành phố và nhiều hơn nữa, làm thay đổi khí hậu hoặc gây ra sóng thần toàn cầu.

Vì vậy,để đối mặt một thiên thạch có kích thước của một ngọn núi nhỏ đang hướng về Trái đất và trong vài giây nữa sẽ xảy ra va chạm ngay trong thành phố. Khi nó rơi xuống, nếu không có gì làm chậm lại tốc độ, nó sẽ giải phóng năng lượng TNT trị giá hàng chục ngàn Megatons, tương đương với một trăm quả bom hydro phát nổ cùng một lúc.

Nghe có vẻ không thể tin được, nhưng chính khoa học vật lý cho phép chúng ta đưa ra câu trả lời. Tất cả chúng ta cần làm là định lượng nó. Các tiểu hành tinh thường là đá, dày đặc hơn và lớn hơn. Khi chúng tấn công Trái đất sẽ đi vào với tốc độ 17 km/giây, trong khi sao chổi có xu hướng băng giá, xốp và nhỏ hơn,tốc độ khoảng 51 km/giây.

Lại nói về hai quả bom nguyên tử được Mỹ Ném xuống thành phố Hiroshima có sức công phá khoảng 15 KT (15.000Tấn), quả thứ hai thả xuống Nagasaki ba ngày sau đó có sức công phá khoảng 20 KT (20.000 Tấn thuốc nổ TNT). Trong khi đó sức nổ của một trái bom nhiệt hạch (Hydro) thông thường sẽ được tính bằng megatons – tương đương với hàng triệu tấn thuốc nổ TNT.

Đối với cấp độ “9” trên thang đo Torino có thể tạo ra năng lượng bằng một trăm quả bom hydro – khoảng 10^19 JUN (khoảng 2390 Megatons), hoặc chuyển đổi vật chất thành năng lượng qua công thức E= mc ^ 2 – một tiểu hành tinh sẽ cần khối lượng khoảng 70 tỷ kg và kích thước khoảng ba sân bóng ở mọi chiều.

bản đồ tiểu hành tinh theo kích thước

Tuy nhiên, chìa khóa để ngăn chặn một tiểu hành tinh chỉ bằng một cú đấm, không phải là về năng lượng cũng như động lượng. Nếu bạn có thể tạo ra một vụ va chạm với một động lượng bằng nhau và ngược chiều với tiểu hành tinh, bạn có thể ngăn chặn và khiến nó dừng lại giữa đường.

Mặc dù ngăn chặn được nhưng vẫn có 70 tỷ kg (hoặc 70 triệu tấn) mảnh vụn rơi xuống thành phố. Đối với Saitama điều đó có nghĩa là cậu ấy phải di chuyển với tốc độ khoảng  99.99999997% tốc độ ánh sáng, hoặc 299792456,91 mét/giây. Tốc độ này gần với tốc độ ánh sáng và tốc độ này còn nhanh hơn so với các proton nhanh nhất trong LHC tại CERN.

Saitama đấm xuyên qua thiên thạch, ngăn chặn đà và phá vỡ nó. 
Anime, “One Punch Man.”

Nếu Saitama là một người bình thường, khi di chuyển với tốc độ đó bầu khí quyển tách các electron ra khỏi cơ thể, biến cậu thành một plasma rực lửa. Việc “đốt cháy” làn da với các phân tử không khí sẽ tồi tệ hơn việc bị tấn công với một lượng phóng xạ gây chết người và thậm chí tệ hơn, những hạt khí quyển mà Saitama gặp phải sẽ chuyển động rất nhanh so với cậu đến mức chúng sẽ tự nhiên tạo ra các cặp vật chất/phản vật chất.

Cuối cùng khi chạm vào thiên thạch, tất cả động năng từ cơ thể và thiên thạch sẽ được giải phóng tạo ra một vụ nổ đáng kinh ngạc – năng lượng hàng trăm Megatons vẫn sẽ phát ra ở đâu đó – và sẽ gửi một sóng xung kích đáng sợ hình cầu hướng ra ngoài theo mọi hướng, có khả năng đi vòng quanh địa cầu nhiều lần trước khi tan.

Một sóng xung kích từ vụ nổ Saitama tấn công và phá hủy / ngăn chặn thiên thạch, đi vòng quanh thế giới, trong Anime, “One Punch Man”.

Nhưng nếu đủ mạnh để ngăn chặn một thiên thạch và tự đẩy mình nhanh hơn một proton LHC, có lẽ những ràng buộc vật lý này cũng sẽ không còn cản trở. Thật công bằng mà nói việc ngăn cản một thiên thạch.Nếu không thực sự đủ mạnh thì Saitama sẽ tan biến ngay trong nốt nhạc. Nhưng nếu có thể nhảy đủ nhanh, giữ cơ thể đủ mạnh và chuyển động lượng vào thiên thạch (càng nhiều năng lượng càng tốt), Saitama hoàn toàn có thể cứu thành phố.

Một phần lớn đã bị phá hủy – nhưng không bị xóa sổ – City Z, sau hậu quả của những mảnh thiên thạch rơi xuống nó trong Anime, “One Punch Man”. 

Tóm lại: Thiên thạch trong One Punch Man nếu rơi xuống sẽ tạo ra năng lượng tương đương với 100 quả bom Hydro (tính trung bình mỗi quả = 23,9 triệu tấn thuốc nổ TNT –> 2,39 tỷ tấn TNT) hoặc 159300 quả bom Mỹ Ném xuống thành phố Hiroshima và 119500 quả thứ hai thả xuống Nagasaki.

Nếu rơi xuống nước Mỹ sẽ khiến ít nhất 192 triệu người chết và hơn 144 triệu người bị thương (ước tính Thấp nhất), tạo ra một vụ nổ có bán kính 214km. Sóng xung kích làm vỡ các của kính cách xa khoảng 37000 km (đường kính trái đất là 12.742 km và đường xích đạo là 40.075,0 km theo wikipedia).

Theo lý thuyết thì cú đấm của Saitama mạnh hơn năng lượng của thiên thạch rất nhiều về con số sẽ là > 2,390 Tỷ tấn thuốc nổ TNT (2390 Megatons)

xích đạo trái đất dài 40.075,0 km

2.SAITAMA hóa giải đòn tấn công của BOROS

Trong Manga Boros nói đòn tấn công sẽ phá hủy bề mặt hành tinh nhưng trong anime nói rằng nó sẽ phá hủy toàn bộ hành tinh. Đây là một dịch sai, từ tiếng Nhật “Hoshi” có thể được dịch là cả Star và Planet, đó là lý do tại sao cuộc tấn công của Boros đôi khi được kết xuất thành “Cannon Busting Roar Cannon”.

Boros sử dụng từ “Hoshi” khi nói về việc phá hủy hành tinh.Nhìn vào trong tình huống này,việc dịch Hoshi thành “hành tinh” hoàn toàn có thể được.

Như vậy để phá vỡ được Trái đất, chúng ta cần thắng được lực hấp dẫn tham gia định hình cho nó. Năng lượng cần sử dụng như vậy sẽ phải lớn hơn năng lượng liên kết hấp dẫn củng hành tinh.

Năng lượng liên kết hấp dẫn là năng lượng tối thiểu cần có để một thiên thể bất kỳ giữ được hình dạng và trạng thái liên kết vật chất của nó dưới tác dụng lực hấp dẫn.được tính theo công thức U = 3GM²/5R .Trong đó U là năng lượng liên kết hấp dẫn, G là hằng số hấp dẫn, M là khối lượng và R là bán kính của thiên thể.

Với Trái Đất, lấy gần chính xác khối lượng M = 6.1024 kg, bán kính R = 6.400.000 met; hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11 Nm2/kg2; chúng ta tính ra được U = 2,25.1032 J (joule).

Con số trên ( 2,25.1032 J) là năng lượng tối thiểu (như định nghĩa trên), thực tế thì năng lượng liên kết đối với Trái Đất lớn hơn như thế. Mặc dù vậy năng lượng tối thiểu này đã đủ cho việc phá huỷ hành tinh.

Quả bom hạt nhân lớn nhất từng được cho nổ trong lịch sử nhân loại là bom Tsar được Liên Xô cho nổ thử nghiệm vào năm 1961. Đây là một quả bom khinh khí (bom H, hay bom nhiệt hạch), đã giải phóng ra năng lượng 2,1.1017 J (tương đương với 50 triệu tấn thuốc nổ TNT và gấp 1.570 lần tổng năng lượng của hai quả bom đã nổ ở Hiroshima và Nagasaki hồi cuối thế chiến 2.

Năm 2018 trên thế giới có khoảng 14.900 đầu đạn hạt nhân.coi như tất cả 14.900 đầu đạn hạt nhân giải phóng năng lượng bằng bom Tsar vì vậy Tổng năng lượng sẽ giải phóng ra là khoảng 3,31.1021 J, hoặc bằng 818 755 000 tổng năng lượng của hai quả bom được thả xuống nhật.

Đối chiếu với kết quả trên, chúng ta thấy rằng năng lượng tối thiểu để có thể phá huỷ Trái Đất lớn gấp khoảng 68 tỷ lần tổng năng lượng mà các đầu đạn hạt nhân có thể giải phóng khi phát nổ (dù chúng ta đã cộng thêm cho chúng rất nhiều so với thực tế).

Điều đó có nghĩa là lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới ngày nay không đủ để phá huỷ toàn bộ hành tinh và cú đấm của Boros có sức Mạnh lớn hơn khoảng 68 tỷ tất cả các đầu đạn hạt nhân trên thế giới cộng lại. và con số năng lượng này sẽ lớn hơn năng lượng của thiên thạch rơi xuống thành Phố Z trong One Punch Man 47,8 lần. Cũng có nghĩa là thiên thạch đó sẽ phải tăng khối lượng và kích thước gấp 47,8 lần để có thể phá hủy được hành tinh

Theo một nghiên cứu đã công bố trên tạp chí Science vào năm 2010, năng lượng vụ va chạm từ thiên thạch 65 triệu năm trước giải phóng ra rơi vào khoảng 4,2.1023 J, tức là vẫn lớn hơn rất nhiều năng lượng mà số vũ khí hạt nhân ngày nay có thể tạo ra.

Tuy nhiên đó chỉ là giả thuyết, nếu cú đấm của Boros là phản vật chất thì chỉ cần năng lượng tương đương với một đầu đạn hạt nhân loại trung bình.(9.1016 J). Saitama dễ dàng hóa giải cú đấm của Boros vì thế có thể kết luận rằng cú đấm của Saitama sẽ mạng hơn rất nhiều.

Ta được thấy Boros bay đi còn Saitama vẫn đứng yên,do đó sức mạnh cú đấm của Saitama sẽ cần phải là: năng lượng của Boros + năng lượng đánh bay anh ta.

Nghe thật khó tin phải không nào, nhưng đó chỉ là trên phim ảnh và tất nhiên đối với các bạn yêu thích anh hùng Saitama thì mấy con quái vật cỡ Rồng, hoặc Thần thì không đáng nhắc tới, có lẽ tác giả đặt tên là One Punch Man để nói rằng đù kẻ nào mạnh đến đâu Saitama đều có thể hạ gục chỉ với một cú đấm.

“We Have Saitama”.

Trong bài viết này sẽ có nhiều sai sót, vì vậy nếu các có ý kiến khác thì hãy để lại bình luận cho chúng tôi biết.

Author: Admin